Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

KHAI THÔNG VẬN MAY, TÀI LỘC TỰ NHIÊN ĐẾN

 Khi về nhà mới, việc làm sạch các khu vực mang năng lượng tích cực là rất cần thiết, ảnh hưởng đến sức khỏe và tài lộc của tất cả mọi người trong gia đình. Trong đó, xông nhà nhà tẩy uế là một việc làm cần thiết trước khi dọn về nơi ở mới. Việc này sẽ giúp xua đuổi những tà khí, thanh lọc năng lượng, đem đến may mắn, bình an cho người ở. Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy gia đình thường xuyên gặp phải chuyên không may, công việc không được như ý thì bạn cũng nên thực hiện thực hiện xông nhà. Hãy cùng tìm hiểu cách xông nhà tẩy uế, cách xông nhà tẩy uế ngay dưới đây.

Bước 1: Dọn dẹp nhà cửa

Bất kể là nhà cũ hay nhà mới xây xong đều chứa đựng nhiều uế khí. Việc quét dọn, lau chùi cũng đã là một cách hiệu quả để loại bỏ những uế khí lâu ngày. Căn nhà sạch sẽ, thơm tho cũng giúp tăng cường dương khí, giúp những thành viên trong gia đình cảm thấy thoải mái, dễ chịu trước tiên.

Bước 2:  Đốt nến

Việc đốt một vài ngọn nến trong nhà sẽ giúp kiểm tra độ ẩm và tình trạng lưu thông không khí trong nhà. Nếu ngọn lửa lập lòe và không thể chát đứng có nghĩa là không khí trong nhà đang khá ẩm mốc, nhiều uế khí, không tốt cho sức khỏe.

Bước 3: Tẩy uế bằng trầm hương, bồ kết, muối, BỘT TẨY UẾ 


Sau khi đã thực hiện các bước trên, cách xông nhà tẩy uế là sử dụng những vật liệu khác nhau như trầm hương, muối, bồ kết hoặc các loại bột chuyên dụng để tẩy uế để làm sạch uế khí trong nhà.

Gia chủ mang đĩa đựng nguyên liệu xông đi quanh nhà theo nguyên tắc từ cao xuống thấp, từ phòng trong đến phòng ngoài. Đi đến mọi không gian, không bỏ qua bất kỳ không gian nào, kể cả các góc tối. Gia chủ nên thực hiện cách xông nhà xả xui hoặc tẩy uế bằng cách đi theo hướng chiều kim đồng hồ và kết thúc tại phòng khách. Điều này mang ý nghĩa mong cầu cuộc sống luôn thuận lợi, mọi sự hanh thông.

Trong quá trình tẩy uế cho nhà mới xây hay khi mua nhà riêng, mua căn hộ chung cư cũ,... hãy chú ý mở hết các cửa để các khí xấu thoát ra hết. Đồng thời hút vượng khí vào nhà. Bên cạnh đó, để tăng cường dương khí, gia chủ nên bật hết các đèn trong nhà, giữ cho không chỉ sạch sẽ mà còn sáng sủa. Nếu nguyên liệu xông đang đốt thì hết có thể tiếp tục cho thêm và thực hiện quy trình xông như bình thường.


Cách xông nhà xả xui bằng muối


Đây là phương pháp đơn giản, hiệu quả được rất nhiều người sử dụng. Muối có công dụng trừ tà hiệu quả, nó có thể hấp thu những nguồn năng lượng xấu và thanh lọc năng lượng cho không gian sống. Vì vậy, trước khi dọn đến phòng trọ mới, nhà mới, bạn có thể sử dụng muối để gột rửa tà khí theo hướng dẫn sau. 

Đầu tiên, bỏ muối trắng vào nồi hoặc chảo kim loại có kích thước vừa phải, đổ cồn nước sấp mặt muối rồi châm lửa đốt. Đợi cồn cháy hết hay bỏ muối vào túi và mang ra ngã ba để vứt. 

Lưu ý trong quá trình đốt muối, cần đóng cửa để tránh gió thổi vào. Sau khi đã hoàn tất các thủ tục tẩy uế nhà cửa, bạn hãy mở toàn bộ các cửa sổ, cửa ra vào để hút nguồn năng lượng mới vào nhà.

Cách xông nhà tẩy uế bằng bột quế

Bột tẩy uế bao gồm bột bồ đề, trầm hương,... dùng để đẩy lùi uế khí trong nhà. Bột tẩy uế cần được niệm chú mới có thể mang đến hiệu quả cao nhất. 

Gia chủ tiến hành đổ bột vào đĩa sứ theo hình ngọn núi, sau đó đốt từ phần đỉnh và cầm đĩa đi hơ quanh nhà. Sau khi đã hoàn tất việc tẩy uế, bạn có thể đặt đĩa ở phòng khách để các thành viên trong nhà bước qua, tẩy sạch nguồn năng lượng xấu.

Xông nhà bằng bột trầm hương

Trầm hương có mùi thơm rất đặc trưng. Đây là một loại dược liệu quý và được chế biến vô cùng tỉ mỉ. Cách xông nhà bằng bột trầm hương khá phổ biến, giúp giải trừ tà khí, thanh tẩy không khí hiệu quả. Rất nhiều người còn sử dụng dụng bột trầm hương để tịnh hóa không gian thờ tự vào ngày rằm, mùng một, cúng Tất niên, Giao thừa,...

MUA BỘT TẨY UẾ -> TẠI ĐÂY

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2020

Ý NGHĨA CỦA CHUÔNG MÕ VÀ CÁCH SỬ DỤNG

1. Ý nghĩa

 Chuông là một trong những loại pháp khí có từ thời Phật. Trong Kinh A Hàm, quyển 24 Đức Phật bảo Ngài A Nan đánh chuông lên để tập họp chúng. Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm ở phần "Kích Chung Nghiệm Thường", Phật sai La hầu la đánh chuông để chứng nghiệm tánh nghe cho Ngài A Nan.

Chuông là một trong những loại pháp khí có từ thời Phật. Trong Kinh A Hàm, quyển 24 Đức Phật bảo Ngài A Nan đánh chuông lên để tập họp chúng. Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm ở phần "Kích Chung Nghiệm Thường", Phật sai La hầu la đánh chuông để chứng nghiệm tánh nghe cho Ngài A Nan.

 


huông có nhiều loại, nhưng xưa nay có 3 loại chuông thường được sử dụng trong thiền môn:

a. Hồng Chung: cũng còn gọi là Phạn chung, Hoa chung, Cự chung và Đại chung. Chuông nầy thường dùng trong các thời khóa: công phu khuya, chuông trống Bát nhã và trong các đại trai đàn chẩn tế, thường gọi là chuông U Minh.

b. Chuông Bảo Chúng: cũng còn gọi là Hoán chung, Tiểu chung, Bán chung. Chuông nầy thường dùng để báo chúng trong các trường hợp như: Chỉ tịnh, Thức chúng, Họp chúng, Chấp tác, Nghe pháp, Học tập...

c. Chuông Gia Trì: chuông nầy thường đặt song song với mõ ở chánh điện trước bàn Phật để sử dụng nó với mõ tụng kinh hằng ngày. Công dụng của chuông nầy nhằm mục đích cảnh tỉnh thức nhắc và báo hiệu cho đại chúng biết để thúc liễm tam nghiệp trước và trong khi hành lễ. Người đánh chuông gọi là Duy na. Nghĩa là phải biết cách thức sử dụng chuông để điều khiển buổi lễ cho đúng cách hợp pháp.

Mõ cũng là một trong các loại pháp khí đã có từ lâu đời. Theo sách sử ghi lại, thì mõ có lẽ xuất xứ từ thời đại Nhà Đường ở Trung Quốc. Đó là người ta dựa vào trong bộ sách "Sắc Tu Thanh Quy Pháp Khí" ở chương Mộc Ngư nói về cái mõ tạc hình con cá.

Có hai loại mõ mà trong thiền môn thường dùng:

a. Mõ có hình bầu dục, tức hình tròn như vảy cá: Loại nầy thường được dùng trong các thời khóa lễ sớm tối có đông người tụng niệm với mục đích là để cho mọi người tụng nhịp nhàng theo trường canh của tiếng mõ. Người đánh mõ gọi là duyệt chúng. Nghĩa là làm cho mọi người được hoan hỷ vui vẻ.

b. Mõ có hình điếu, tức hình con cá dựng đứng hoặc treo: Loại mõ nầy thường được treo ở nhà trù để báo hiệu khi thọ trai hay chấp tác. Ngoài ra, cũng có một loại mõ rất nhỏ để đại chúng đi kinh hành gọi là nhiễu Phật.

Về kích thước của mõ thì lớn nhỏ không đồng, nhưng loại nào cũng có tạc hình con cá, vì loài cá luôn thức không bao giờ ngủ với dụng ý là để cảnh tỉnh thức nhắc mọi người gắng công tu tập không nên ngủ nhiều.

Đó là vài nét khái quát về nguồn gốc xuất xứ và các loại chuông mõ. Còn về ý nghĩa và cách thức sử dụng của chuông mõ thì, ý nghĩa của hai loại pháp khí nầy nó có công năng cảnh tỉnh nhắc nhở mọi người luôn phải tỉnh thức gìn giữ chánh niệm. Nhất là phải thu nhiếp ba nghiệp: Thân, Khẩu, Ý cho thanh tịnh trước và trong khi hành lễ. Một buổi hành lễ được trang nghiêm thanh tịnh là do mỗi cá nhân khéo biết tự điều chỉnh từ nội dung đến hình thức. Nội dung là thuộc về tâm thức, hành giả phải hết sức chú ý theo dõi lời kinh tiếng kệ, không để tâm phóng dật theo ngoại cảnh. Hình thức là phải giữ gìn ba oai nghi: đi, đứng và ngồi cho thật trang nghiêm tề chỉnh. Và phải để tâm nghe theo sự cảnh báo của tiếng chuông và nhịp mõ.

2. Cách sử dụng chuông mõ

a. Trước đánh 3 tiếng chuông và tiếp theo là ba tiếng mõ gọi là: tiên khởi tam.

b. Tiếp theo là 3 tiếng chuông và 3 tiếng mõ giữ khoảng cách đều nhau không nhặt không khoan.

c. Kế tiếp là 4 tiếng mõ (2 tiếng giữa nhặt và tiếng sau lơi ra) gọi là dứt tứ. Đó là ý nghĩa "vô tam ra tứ".

Trước khi thỉnh chuông, người duy na chập nhẹ vào miệng chuông hai tiếng. Hai tiếng chập nhẹ nầy có ý nghĩa là để cảnh báo cho đại chúng biết, đã đến giờ hành lễ xin mọi người hãy chú tâm theo dõi, lập tức hãy trở về với hơi thở chánh niệm.

Còn 3 tiếng chuông và 3 tiếng mõ đầu ý nói, chúng sanh do ba nghiệp thân khẩu ý tạo tác mọi điều ác, sau sẽ đọa vào trong ba đường dữ: Địa ngục, Ngạ quỷ, và Súc sanh. Cũng có nghĩa là trừ Ba độc (tham, sân, si) để được Ba đức: Pháp thân, Bát nhã và Giải thoát đức.

Tóm lại, 3 tiếng chuông ý nói phải dừng ba nghiệp. Còn 3 tiếng mõ ý nói, khi dừng ba nghiệp thì không còn bị đọa lạc vào Ba đường dữ (tam đồ). Hoặc là trừ Ba độc thì sẽ được Ba đức.

Còn đánh ba tiếng chuông và ba tiếng mõ xen nhau nó có ý nghĩa là: 3 tiếng chuông ý nói, hành giả phải Phát nguyện tu ở nơi Tam học (giới, định, huệ) và 3 tiếng mõ ý nói, quyết chứng cho được Tam thừa (Thanh văn, Duyên Giác và Bồ tát).

Sau cùng dứt Tứ (4 tiếng mõ cóc...cóc cóc...cóc) là ý nói nhờ tu pháp Tứ Đế mà dứt được 4 tướng sanh, lão, bệnh, tử để chuyển thành Tứ trí (chuyển năm thức trước thành Thành sở tác trí, chuyển thức thứ sáu thành Diệu quan sát trí, chuyển thức thứ bảy thành Bình đẳng tánh trí, chuyển thức thứ tám thành Đại viên cảnh trí).

Cách thức vô chuông mõ:

-  Chập chập - Boong... boong ...boong

 - Cóc cóc...cóc.

- Boong.......cóc... boong......cóc.......boong......cóc

 - Cóc... cóc cóc.....cóc.

-  Chập ( nhẹ vào miệng chuông )

Trong khi thỉnh chuông, người Duy na cần phải tuân hành một số quy tắc như sau:

a.  Phần duy na (người thỉnh chuông)

- Khi đứng gần bên chuông phải giữ thân cho ngay thẳng và tâm phải giữ thành kính nghiêm trang.

- Cầm dùi chuông không nên nắm chặt lắm, hơi lỏng ra một chút.

- Chập 2 tiếng vào miệng chuông đều và nhẹ.

- Nên đánh vào bên cạnh miệng chuông (không mạnh không nhẹ) không được ở trên đánh xuống. Như thế âm thanh chát chúa và khó nghe.

- Thỉnh thoảng mới thỉnh tiếng chuông không nên thỉnh chuông thường trong một bài kinh đang tụng.

- Phải chú ý theo dõi bài kinh đang tụng để thỉnh chuông cho đúng lúc. Thí dụ: như tụng: Nam mô đại bi hội thượng Phật Bồ tát, đến gần cuối câu thứ 3 mới thỉnh tiếng chuông để báo cho đại chúng biết mà ngưng lại.

- Không nên đánh chuông nhiều lần trong một bài nguyện hương hay tán Phật..

b. Phần duyệt chúng (người đánh mõ)

- Khi đứng bên mõ thân và tâm phải nghiêm trang, không nên lụp chụp thô tháo.

- Đánh mõ giữ trường canh tiền bần hậu phú (trước chậm sau nhanh)

- Không nên đánh mõ thụt lùi gây cho đại chúng khó tụng và mệt mỏi.

- Nên giữ trường canh tiếng mõ đều đặn không nên đánh nhanh quá hoặc chậm  

  quá.

- Không nên đánh lớn tiếng và cũng không nhỏ quá.

c. Phần đại chúng:

- Phải lắng nghe và tụng theo tiếng mõ.

- Không được tụng lớn áp tiếng đại chúng.

 Phải giữ hòa âm với nhau.

- Lắng nghe âm thanh tiếng chuông để biết dừng lại.

- Khi nghe tiếng chuông phải tập trung tâm ý giữ chánh niệm.

- Đi, đứng, ngồi phải giữ thành kính nghiêm trang.

Tóm lại, lễ nghi nếu khéo biết ứng dụng cho đúng cách và giọng tụng phải nhịp nhàng với nhau, hòa âm không cao không thấp, nhất là phần oai nghi phải giữ cho trang nghiêm tề chỉnh, có thế thì không những lợi lạc cho bản thân mình mà còn cảm hóa đem lại sự an vui cho người khác. Đó là những điều mà người hành lễ cần phải trang trọng cẩn thận giữ gìn./.


KHÔNG PHẢI QUẢNG CÁO NHÉ CÁC BẠN. ĐÂY LÀ HỖ TRỢ GIA ĐÌNH BẠN NÀO MUỐN MUA CHO MÌNH MỘT BỘ CHUÔNG MÕ, THÌ THAM KHẢO MỘT SỐ NƠI, MÌNH ĐÃ TỔNG HỢP LẠI DƯỚI ĐÂY NHÉ.  MÌNH ĐẶT NGƯỜI TA SẼ GIAO TẠI NHÀ, MÌNH KIỂM TRA, RỒI MÌNH MỚI TRẢ TIỀN. MÌNH ĐỂ TỪNG MỨC GIÁ ĐỂ LỰA CHỌN. A DI ĐÀ PHẬT

LOẠI GIÁ:  350.000 đ Vào xem

(LOẠI NÀY PHÙ HỢP VỚI TỤNG KINH TẠI GIA)

LOẠI GIÁ: 450.000 đ Vào xem

LOẠI GIÁ: 1.800.000 ₫ vào xem


CÓ THỂ MUA RIÊNG TỪNG THỨ, BẠN CÓ THỂ VÀO ĐÂY : 

CHUÔNG

1. Chuông tụng kinh Phật đồng âm vang - Chuông Huế: 118.000Đ 

2. Chuông Huế tụng Kinh-Nhiều cỡ: 119.000Đ

3. Chuông tụng kinh Phật đồng âm vang: giá 150.000đ

4. Chuông tụng kinh Phật đồng nguyên chất đặc vàng sáng tiếng vang hay - Nhiều cỡ  giá cũ 399.000 ₫ - 28%=> Giá KM: 288.000đ

5. Chuông Huế cao cấp. 

Kiểu loại:Phong thủy Chất liệu:Gỗ và đồng đúc cao cấp Sử dụng: Gõ khi tụng kinh . Giá cũ: 348.000đ giảm 14%. Giá KM: 298.000đ

6. Chuông Tụng Kinh Đài Loan cỡ 9cm449.000 ₫ 500.000 ₫-10%




7. Chuông Tụng Kinh Đài Loan cỡ 10cm

Gía cũ: 600.000đ, giảm 17%, Giá KM: 499.000đ

MÕ:

1. Mõ tụng kinh nhiều cỡ: Giá 96.000 đ

2.  Mõ gỗ tụng Kinh-Niệm Phật-Nhiều cỡ: giá: 119.000đ

3.  Mõ tụng kinh Đài Loan cỡ 10cm; giá 399.000đ 

4.  Mõ tụng kinh lõi mít 3 tay; giá 800.000 đ

5..Mõ gỗ tụng kinh từ Đài Loan sản xuất âm thanh nhẹ nhàng thanh thoát . giá 299.000 đ ; Loại  120.000 ₫ bấm vào đây



Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2020

THIỀN LÀ GÌ? LỢI ÍCH CỦA THIỀN ĐỊNH!

 Thiền ngày nay đã không còn là một khái niệm xa lạ với nhiều người. Thiền giờ đây đã được đông đảo mọi người đón nhận và thực tập như một phương pháp để giải tỏa căng thẳng, tìm lại sự an ổn trong tâm hồn.

Thiền là gì?

Ngồi thiền (tọa thiền) là phương pháp tu tập trực tiếp đưa đến sự “tỉnh giác, giải thoát và giác ngộ”. Khi mới bắt đầu tập ngồi thiền, bạn cần tập trung tâm trí lên một đối tượng (ví dụ như linh ảnh một vị Bồ tát, Phật, Mạn-đồ-la...), tập trung quan sát về một khái niệm trừu tượng (ví dụ như lòng từ bi, quán tính vô thường...). Sau đó, bạn sẽ thực hành việc phải thoát ra được sự vướng mắc của tư tưởng, ảnh tượng để tiến đến trạng thái vô niệm, tỉnh giác, không dung chứa một nội dung nào.

Sau một thời gian tập luyện, bạn sẽ đạt được một trạng thái gọi “tính không”, tìm lại được sự an ổn trong tâm hồn, giải tỏa những căng thẳng, phiền não và cảm nhận được cuộc sống xung quanh, trầm tư suy nghĩ theo chiều sâu hoặc củng cố niềm tin.

Để bạn đi sâu hơn, hiểu rõ hơn, và có người hướng dẫn tỉ mỉ, cận thận, chi tiết, bạn có thể vào một số trang sau để tham khảo:

1. Bí mật Thiền ứng dụng thay đổi cuộc đời:

Vào mua khóa học tại đây: Vào xem  

2. Thiền cân bằng thân tâm trí:

Vào mua khóa học tại đây:  Vào xem  

3. Làm chủ cảm xúc và tâm trí với thiền:

Vào mua khóa học tại đây: Vào xem  

Chúc bạn thành công!

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2019

Tìm hiểu Tượng Văn Thù – Phổ Hiền Bồ Tát

Văn Thù Bồ Tát & Phổ Hiền Bồ Tát

Kết quả hình ảnh cho Tượng Phổ hiền bồ tátĐây là hai vị Bồ Tát được nhắc nhiều trong kinh Hoa Nghiêm. Văn Thù và Phổ Hiền là hai vị Bồ Tát đứng bên cạnh Tỳ Lô Giá Na Phật ở Thế giới Hoa Tạng. Ở trong Kinh Hoa Nghiên nói, sau khi nghe Phật Thích Ca thuyết pháp, hai vị Đại Bồ Tát này đã phát nguyện vãng sanh và khuyên các Bồ Tát ở Thế giới Hoa Tạng vãng sanh về Thế Giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà.Ở trong Phật Pháp, danh hiệu mỗi vị Bồ Tát đều là biểu pháp giáo dục. Chúng ta đã thấy hai vị Bồ Tát ở hai bên Đức Phật A Di Đà là Quan Thế Âm Bồ Tát là đại biểu cho Từ Bi, Đại Thế Chí Bồ Tát là Đại Hùng, Đại Dũng, Đại Lực; còn ở đây, Phổ Hiền Bồ Tát là đại biểu cho Đại Hạnh và Văn Thù Bồ Tát là đại biểu cho Đại Trí. Mỗi Ngài đều có một biểu pháp để giáo dục chúng sanh.

Kết quả hình ảnh cho Tượng Phổ hiền bồ tát






Phổ Hiền Bồ Tát

Kết quả hình ảnh cho Tượng Phổ hiền bồ tát

Phổ Hiền Bồ Tát, trong tiếng Phạn là Samantabhadra (Tam Mạn Đà Bạt Đà La), Dịch nghĩa sang Hán Việt là Phổ Hiền, trong đó Phổ có nghĩa là biến khắp, rộng khắp, Hiền có nghĩa là Đẳng Giác Bồ Tát. Danh hiệu của Ngài tượng trưng có năng lực của Ngài, là một vị Đẳng giác Bồ Tát có khả năng hiện thân khắp hư không pháp giới, ứng vật hiện hình, tuỳ theo sở cầu của chúng sanh mà hiện thân giáo hoá.Tượng Phổ Hiền Bồ Tát có thể được nhận biết dễ dàng thông qua các đặc điểm: Ngài cưới trên voi trắng sáu ngà. Voi trắng cũng là biểu pháp của nhà Phật. Voi Trắng thể hiện cho trí tuệ là sức mạnh vượt qua mọi chướng ngại. Sáu ngà của voi tượng trưng cho Lục độ của Bồ Tát, bao gồm Bố thí, trì giới, tinh thấn, nhẫn nhục, thiền định và Trí tuệ. Hình tượng Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi voi trắng sáu ngà cho chúng ta biết Bồ Tát luôn lái chiếc thuyền từ Lục độ để cứu vớt chúng sanh đau khổ luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác mà không biết mệt mỏi.Ngoài ra, hình tượng Ngài Phổ Hiền Bồ Tát thường đi kèm với pháp khí (tuỳ khí) là viên bảo châu và bông hoa sen, hoặc trên đóa sen là viên bảo châu.Hiểu rõ về hình tượng của Phổ Hiền Bồ Tát, chúng ta cũng cố gắng sống một cuộc sống học theo hạnh nguyện của Ngài, sử dụng Lục độ để cứu giúp chúng sinh khổ nạn.


Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Kết quả hình ảnh cho Tượng Phổ hiền bồ tátVăn Thù Sư Lợi, là phiên âm trong tiếng Phạn (mañjuśrī), và thường được gọi ngắn gọn là Văn Thù. Danh hiệu của Ngài khi dịch sang Hán Việt có nghĩa là Diệu Đức, Diệu Cát Tường, đôi khi cũng gọi Ngài là Diệu Âm.Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là vị Bồ Tát tượng trưng cho Trí Tuệ, Ngài Thường được gọi kèm với danh xưng Đại Trí. Văn Thù Bồ Tát đôi khi cũng thay mặt Đức Thế Tôn thuyết giảng Chánh pháp, cũng có lúc Ngài lại đóng vai trò như một người vì chúng sanh mà giới thiệu một thời pháp quan trọng của Thế Tôn.Tượng Văn Thù Bồ Tát có thể dễ dàng nhận biết thông qua một số đặc điểm quan trọng. Một trong những điểm dễ nhìn thấy nhất là trên tay của Ngài cầm một cây kiếm (lưỡi gươm) đang bốc lửa giơ lên cao. Kiếm này là tượng trưng cho kiếm trí huệ, có thể dùng để chặt đứt vô minh, chặt đứt phiền não, chặt đứt những lưới dây ràng buộc con người trong vòng sinh tử khổ đau luân hồi, dẫn dắt chúng sinh đến bến bờ của giác ngộ và giải thoát. Cánh tay phải của Ngài thường cầm cuốn Bát Nhã Tâm Kinh, là biểu trưng cho tỉnh thức, cho giác ngộ. Cũng có khi ta thấy tay của Ngài cầm đoá sen, là tượng trưng cho trong nhiễm ô nhưng không khởi tham ái, như hoa sen trong bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.Văn Thù Bồ Tát thường được miêu tả là ngồi trên Sư Tử xanh, hình ảnh sư tử xanh là biểu pháp cho oai lực của trí huệ. Dùng hình tượng sư tử vì đây là loại thú trong rừng xanh luôn có sức mạnh và oai lực vượt trội các loài khác, dùng để thể hiện cho trí tuệ có oai lực rộng lớn, có thể chiến thắng phiền não ám.

Thờ Tượng Văn Thù – Phổ Hiền Bồ Tát


 

Kết quả hình ảnh cho Tượng Phổ hiền bồ tát Khi thờ phụng, tượng Phổ Hiền Bồ Tát và tượng Văn Thù Bồ Tát thường được để chung với nhau, để ở hai bên, tượng trưng cho một bên là Đại Hạnh, một bên là Đại Trí, là hai chân có thể giúp chúng ta đứng vững trên con đường tu hành và chánh đạo. Khi thờ tượng Văn Thù Phổ Hiền, là chúng ta muốn nói lên rằng chúng ta phải phát được nguyện lớn, phải có hạnh lớn và trí tuệ dõng mãnh để chặt đứt đi Tự tư tự lợi, danh văn lợi dưỡng, Ngũ dục lục trần, tham sân si mạn, để đạt đến bến bờ giải thoát.Ý nghĩa thờ tượng Văn Thù Phổ Hiền là như vậy, không phải là chúng ta thờ để cầu xin các Ngài bảo hộ che chở. Muốn được bảo hộ che chở thì phải có cảm ứng, muốn có cảm ứng thì phải chân thành, muốn chân thành thì phải thật làm. Nếu chúng ta thật sự làm theo những lời dạy của Đức Thế Tôn thì chắc chắn luôn được các Ngài bảo hộ và che chở.


Ý nghĩa của Tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát bằng đồng, đồ thờ cúng bằng đồng

Từ cổ chí kim, đồng là vật liệu rất phổ biến dùng để chế tác ra các tuyệt phẩm trong tâm linh, đặc biệt là Đồ thờ bằng đồng và Tượng Vă Thù Phổ Hiền đồng. Các sản phẩm được làm từ đồng có khả năng trường tồn theo thời gian và có giá trị ngày càng lớn. Đồ đồng không chỉ bền mà còn rất đẹp, nếu có bị ô xi hoá thì chỉ cần đánh bóng là lại trở lại như ban đầu. Ngoài vàng ra thì đồng là thứ kim loại quý mà ai cũng ưa chuộng.
Tượng Phật và đồ thờ được làm từ đồng luôn là những sản phẩm thu hút được mọi ánh nhìn. Có lẽ vì giá trị trường tồn của đồng mà khiến mọi người bị thu hút đến vậy. Đương nhiên, để so sánh với vàng thì đồng khó có thể so sánh được, nhưng đây cũng là một trong những nguyên liệu làm Tượng Phật Văn Thù Sư Lợi, đồ thờ mà giúp cho sản phẩm có thể còn giữ được vẻ đẹp và độ bền lên đến hàng ngàn năm.
Nếu ai đã từng xem qua các sản phẩm Tượng Phật Đài Loan hoặc đồ thời đồng Đài Loan, sẽ vô cùng kinh ngạc bởi độ tinh xảo và chất lượng của sản phẩm. Nhờ sự kế thừa theo truyền thống sản xuất đồ thờ từ ngàn xưa của nghệ nhân Trung Hoa, cộng với công nghệ tân tiến hiện đại nên các sản phẩm ngày một tốt hơn. Đặc biệt, Tượng Phật đồng hay đồ thờ đồng được phủ lên một lớp sơn Nano hay mạ vàng 24K công nghệ nano khiến cho sản phẩm càng tinh xảo và bền bỉ.
Việc sắm sửa Tượng Vă Thù Phổ Hiền bằng đồng hay đồ thờ đồng thì tuỳ theo điều kiện và nhân duyên của hành giả, không nên chỉ vì ưa thích mà phan duyên, cưỡng cầu thỉnh về các pho tượng hay đồ thờ đồng quá đắt tiền, quá sức của mình. Vì nếu như thế, áp lực về tài chính sẽ khiến cho hành giả khó đạt được nhiếp tâm hay chuyên tâm vào việc tu hành, sửa đổi lỗi lầm.
Tuy rằng người học Phật không nhất thiết cần thỉnh các pho tượng đồng hay đồ thờ đồng đắt tiền, nhưng đây lại là một phương tiện rất tốt để độ chúng sinh, tiếp dẫn người khác bước vào Phật Pháp. Vì thế, nếu có điều kiện kinh tế thì cũng rất nên thỉnh các pho tượng đồng, đồ thờ đồng về trang nghiêm đạo tràng, trang nghiêm ngôi Tam Bảo hoặc trang nghiêm gian thờ tư gia.

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2018

9 loài hoa cấm kỵ tuyệt đối không đặt trên ban thờ

Nên cắm loại hoa gì trên bàn thờ hay các loại hoa không nên cắm trên ban thờ khi thắp hương cúng gia tiên dịp Tết nguyên đán cuối năm là điều bạn băn khoăn? Dâng hoa tươi khi cúng là để thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên ông bà và các vị thần linh... Tuy nhiên không phải loại hoa nào cũng có thể cắm trên bàn thờ. Mời các bạn tham khảo 9 loài hoa không được để trên ban thờ để luôn giữ được sự tôn nghiêm trên ban thờ nhà mình nhé!
9 loài hoa cấm kỵ tuyệt đối không đặt trên ban thờ

Ý nghĩa của việc cúng hoa

Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt ra đời từ lâu thể hiện sự coi trọng cuộc sống tâm linh, coi trọng cội nguồn. Trên ban thờ ngày Rằm, ngày mùng Một, ngày giỗ chạp, lễ Tết,... dù cúng mặn hay cúng chay thì đều không thể thiếu một bình hoa tươi. Tuy vậy, không phải gia đình nào cũng biết rõ về các loại hoa cúng ban thờ và hoa kiêng kị xuất hiện ở vị trí trang trọng này. Quan niệm xưa, hoa tượng trưng cho sự thanh khiết. Dâng hoa cúng có ý nghĩa dâng những điều thiện, điều tốt lành đã làm được dâng cúng Phật, Thánh, gia tiên. Còn đối với các tăng ni, Phật tử thì cúng hoa là thể hiện cho việc tu nhân bởi mỗi khi thấy hoa là nhớ đến việc tu nhân thiện để tương lai mới nhận được quả báo thiện.

Dưới đây là những loài hoa tuyệt đối không nên để trên ban thờ mà các gia đình nên tham khảo:



1. Hoa ly
9 loài hoa cấm kỵ tuyệt đối không đặt trên ban thờ
Hoa ly khá rực rỡ, thơm ngát không nên dâng lễ Phật, bàn thờ gia tiên nhưng có thể dâng được ở nơi thờ thánh (nhất là nơi thờ thánh Mẫu). Người ta kiêng dùng hoa ly (vì sợ ly tán, chia ly) ở bàn thờ gia tiên.
2. Hoa phong lan
9 loài hoa cấm kỵ tuyệt đối không đặt trên ban thờ
Là loài hoa đẹp, bền được nhiều người mua cắm bàn thờ dịp Tết, nhưng dâng Phật không nên dùng phong lan, vì có hoa có nhiều màu rực rỡ. Mặt khác, chữ "phong" gần nghĩa với chữ phong tình, phóng túng nên cũng không có nhiều người dùng để cắm lên bàn thờ.
3. Hoa lan móng rồng
9 loài hoa cấm kỵ tuyệt đối không đặt trên ban thờ
Đây là loại hoa thơm nhưng không dùng để thờ cúng bởi cánh hoa giống móng rồng và tên gọi của hoa cũng không đẹp, chính vì vậy mà loài hoa này không dùng để thờ cúng tổ tiên.
4. Hoa đại (sứ, chămpa)
9 loài hoa cấm kỵ tuyệt đối không đặt trên ban thờ
Hoa đại là hoa thơm, màu đẹp tuy nhiên theo quan niệm của người xưa thì đây cũng là loài hoa không nên để trên ban thờ vì hình dáng hoa giống với bộ phận nhạy cảm ở nữ giới. Theo sự tích Lào thì hoa đại cũng không nên dùng trong chuyện tình yêu trai gái vì nó mang lại những điều không may mắn.
5. Hoa nhài
9 loài hoa cấm kỵ tuyệt đối không đặt trên ban thờ
Hoa nhà là biểu tượng trong sạch, tinh khiết nhưng trong dân gian đây là loại hoa không đứng đắn, hay gặp nghịch cảnh (ví dụ: hoa nhài cắm bãi phân trâu).
6. Hoa cúc áo (hoa cứt lợn)
9 loài hoa cấm kỵ tuyệt đối không đặt trên ban thờ
Tuy bông hoa xinh xắn, màu đẹp, chữa bệnh rất tốt, nhưng chỉ cắm chơi được chứ không thể đặt lên bàn thờ nơi có thần linh và gia tiên bởi cái tên của nó không đẹp.
7. Cúc vạn thọ
9 loài hoa cấm kỵ tuyệt đối không đặt trên ban thờ
Là loại hoa tên hay, màu vàng, ở miền Trung hay dùng vì dễ trồng dễ sống, có màu vàng tươi tắn, sự may mắn và thịnh vượng. Tuy nhiên theo các nhà phong thủy thì không nên để cúc vạn thọ lên ban thờ để tránh gặp những điều không may mắn, mặt khác hoa cúc vạn thọ có mùi rất hôi nên không được nhiều gia đình sử dụng để thờ cúng tổ tiên.
8. Hoa dâm bụt
9 loài hoa cấm kỵ tuyệt đối không đặt trên ban thờ
Là loài hoa có màu đỏ, bông cũng đẹp nhưng không dùng thờ cúng vì tên hoa có chữ "dâm" đằng trước. Chính vì vậy nên hoa dâm bụt không dùng để thờ cúng tổ tiên.
9. Hoa phù dung
9 loài hoa cấm kỵ tuyệt đối không đặt trên ban thờ
Hoa phù dung có tên đẹp nhưng lại mau tàn, có tích không hay nên cũng không được dùng trong việc thờ cúng tổ tiên và đặt lên ban thờ.
Các loại hoa hợp cúng ban thờ Người xưa thường răn dạy về cái tâm khi cúng gia tiên là chính - không cần mâm cao cỗ đầy. Do vậy, mọi người thường hay chọn các loại hoa cúng ban thờ phù hợp theo mùa. Những đóa hoa tươi thắm để cúng trên ban thờ do đó luôn là những bông hoa tươi nhất, đẹp nhất để tỏ trọn lòng thành kính như:
  • Hoa cúng lễ Phật thì mẫu đơn là phù hợp nhất.
  • Hoa huệ ta có vẻ đẹp tinh khiết và trưng được lâu.
  • Hoa đào nên chọn cành nhiều nụ to, nhiều lộc non.
Hoa dâng cúng nên chọn hoa thơm, tên đẹp, tính chất hoa đẹp. Ngoài ra, gia chủ nên chọn hoa có màu vàng và đỏ - những màu tượng trưng cho nhà Phật như cúc vàng, hồng đỏ. Chị em cũng nên lưu ý cách chọn hoa trên ban thờ chỉ cúng một màu để tạo sự trang nghiêm cho bàn thờ.