Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Muốn sinh con và Sự linh ứng của Chú Đại Bi và câu phật hiệu A Di Đà Phật

Sau một vài lần cân nhắc liệu có nên đưa câu chuyện của gia đình Hoatubi lên không. Nhưng có thể bài này sẽ làm cho nhiều cặp vợ chồng thay đổi và mang lại hạnh phúc cho họ nên đã quyết định chọ bài này để quý vị cùng tham khảo (Cảm ơn Hoatubi đã mang lại sự an vui cho mọi người).

Hoatubi viết như sau:  Câu chuyện Hoatubi muốn chia sẻ với các bạn đó là sự linh ứng của Chú Đại Bi và câu phật hiệu A Di Đà Phật.

Trước tiên Hoatubi muốn nói một chút về bản thân. Hoatubi năm nay 28 tuổi còn vợ thì ít hơn 2 tuổi, hai vợ chồng lấy nhau hơn một năm mà chưa có con, hai bên nội ngoại đều rất nóng lòng có cháu. Nhiều khi vợ Hoatubi dường như bị trầm uất, Hoatubi cũng chỉ biết động viên cô ấy ăn uống và đừng nghĩ ngợi gì cả, cái gì phải đến thì một lúc nào đó sẽ đến.

Lại nói thêm, Hoatubi và vợ sức khỏe đều không được tốt, nay đã lấy nhau hơn 1 năm mà chưa có con, Hoatubi hiểu rằng hai vợ chồng phước mỏng, nghiệp dày, chỉ còn cách tu hành giải nghiệp mà thôi.

Bản thân Hoatubi lúc này đã hành trì Ngũ bộ chú của cư sĩ Triệu Phước đã chừng nửa năm và bắt đầu chuyển sang tu tịnh độ. Mỗi ngày vào thời khóa hành trì buổi tối, Hoatubi thường trì 3 biến Chú Đại Bi sau đó chuyển sang niệm phật 1080 biến (cũng xin nói thêm là Hoatubi không có ban thờ phật, chỉ hành trì trong phòng riêng của hai vợ chồng thôi, Hoatubi phải nói ra điều này để vững tâm các bạn đạo mới phát tâm tu học, đừng e ngại khi gia đình chưa có ban thờ phật).

Trong kinh điển có đề cập rằng Chú Đại Bi có năng lực không thể nghĩ bàn, nếu hành giả trì một lòng tín tâm thọ trì thì mọi mong ước chi đều được như nguyện, cầu con trai, con gái tất sinh con trai, con gái,...Hoatubi từ khi giác ngộ phật pháp đã nguyện vãng sanh Tây Phương ngay trong kiếp này, nay nghe kinh điển chỉ dạy như vậy, lòng không chút nghi hoặc, phát tín tâm thọ trì. Sau mỗi thời khóa hành trì, Hoatubi đều khấn nguyện Đức Phật mở lượng từ bi, gia hộ cho vợ chồng Hoatubi sớm có con.

Chừng hơn một tháng sau khi chuyển sang tu tịnh độ, Hoatubi đã khuyên được vợ mình niệm phật. Cô ấy hành trì cũng không thường xuyên, Hoatubi vẫn phải động viên nhắc nhở. Như trên Hoatubi đã nói, biết vợ chồng mình phước mỏng nghiệp dày, hành trì ở nhà chưa thể đủ để giải nghiệp, Hoatubi lại cùng vợ mình lên chùa dâng hương, công đức và làm một số việc thiện khác. Mỗi lần như vậy Hoatubi đều nguyện 2 điều: 1 là cầu xin Đức Phật gia hộ cho vợ chồng Hoatubi luôn giữ được chánh niệm, mạng chung được vãng sanh tây phương; 2 là cầu xin Đức Phật thương xót, ban ân phước cho vợ chồng Hoatubi một đứa con.

Song song cùng với việc tu hành, làm công đức giải nghiệp, hai vợ chồng Hoatubi vẫn tiếp tục dùng thuốc (trước khi tu học, hai vợ chồng cũng đã uống thuốc nhiều nhưng không có kết quả). Đến chừng khoảng 2-3 tháng sau kể từ khi vợ Hoatubi biết niệm phật, làm công đức cùng với điều trị mà chưa có kết quả gì, cô ấy thực sự chán chường nên không còn uống thuốc nữa (điều này cô ấy giấu, mãi sau Hoatubi mới biết), còn về việc tu hành, Hoatubi vẫn luôn động viên cô ấy một lòng tin tưởng nơi Đức Phật. Hai tuần sau (kể từ ngày dừng uống thuốc) thì cô ấy âm thầm mua que thử và kết quả là hai vạch, lúc này cô ấy vẫn chưa cho Hoatubi biết, đến sáng hôm sau, cô ấy quyết định thử cả 4 que nữa thì cả 4 que cũng đều hai vạch, lúc này cô ấy mới cho Hoatubi biết.

Hai vợ chồng rộn lên một niềm vui khôn xiết, lòng thầm tạ ơn Đức Phật. Tuy vậy vẫn còn chưa chắc chắn lắm bởi điều này đến quá bất ngờ, đến trong lúc hai vợ chồng rất chán chường, chỉ còn biết ngóng trông nơi ân phước của Đức Phật. Rồi Hoatubi đưa vợ đến nhà thầy thuốc, thầy bắt mạch và xác định có thai nhưng chưa nghe thấy tim thai. Lúc này hai vợ chồng mới chỉ chắc chắn thêm một chút, thầy hẹn vài ngày sau đến kiểm tra lại. Ba ngày sau, thầy bắt mạch và nói đã nghe thấy tim thai. Để kiểm tra một cách chắc chắn, Hoatubi đưa vợ đi siêu âm tại một cơ sở tư nhân nhưng kết quả là chỉ thấy túi ối, chưa có tim thai, một tuần sau đến kiểm tra lại. Quá sốt ruột, 3 ngày sau Hoatubi đưa vợ đến phòng khám tư của một bác sĩ viện Bạch Mai. Thật mừng làm sao khi nghe bác sĩ nói đã có thai trong tử cung, tim thai đã nghe thấy, thai phát triển bình thường. Khi nghe thấy tim con mình đập, Hoatubi thật hạnh phúc vô cùng, khi viết những dòng này lòng vẫn còn vô cùng xúc động.

Trên đây là câu chuyện linh ứng vừa mới đến với vợ chồng Hoatubi, Hoatubi xin chia sẻ cùng các đạo hữu với mong muốn:
- Một là minh chứng để củng cố tín tâm cho các đạo hữu mới phát tâm tu học. Tâm chí thành tất linh ứng dù rằng gia đình các đạo hữu chưa có điều kiện để thờ Đức Phật.
- Hai là bài viết này có thể đem lại lợi ích nào đó cho một số cặp vợ chồng đạo hữu cũng chưa có con.

Hoatubi cũng xin bày tỏ thêm một vài suy nghĩ của mình: Hoatubi thấy nhiều người đi khắp nơi cầu con, có người thì đi chùa dâng lên Đức Phật đĩa trái cây, bánh kẹo, có người thì có thêm phần công đức cho nhà chùa. Khi về nhà rồi không biết tu hành, làm phước giải nghiệp cho bản thân, con cháu. Thực là một thiếu sót lớn. Nếu chỉ dâng lên Đức Phật đĩa trái cây, công đức một chút cho nhà chùa thì làm sao đủ phước đức để giải được nghiệp, làm sao để mà cầu được con. Nghiệp ác trong nhiều kiếp kể làm sao xiết, giải làm sao hết? Phải là người biết, tin sâu nhân quả, một lòng thành kính, tin tưởng nơi Đức Phật, tự lực tu hành, làm phước, độ tha thì mới có hi vọng lời cầu nguyện được linh ứng.

(Nguồn: ttp://www.thegioivohinh.com/diendan/showthread.php?t=25167)

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

48 ĐẠI NGUYỆN CỦA ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ




48 Lời Nguyện của Phật A Di Đà

Hán dịch: Tào Nguỵ, Pháp Sư Khương Tăng Khải
Việt dịch: Việt Nam, Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh


1. Giả sử khi tôi thành Phật, nước tôi còn có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

2. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi sau khi mạng chung còn trở lại ba ác đạo thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

3. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng đều thân màu vàng ròng thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

4. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi sắc thân chẳng đồng có kẻ xấu người đẹp thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

5. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng biết túc mạng, tối thiểu là biết sự việc trong trăm ngàn ức na do tha kiếp thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

6. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được thiên nhãn, tối thiểu là thấy trăm ngàn ức na do tha cõi nước chư Phật thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

7. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được thiên nhĩ, tối thiểu là nghe lời thuyết pháp của trăm ngàn ức na do tha chư Phật và chẳng thọ trì hết, thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

8. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được tha tâm trí, tối thiểu là biết tâm niệm của chúng sanh trong trăm ngàn ức na do tha cõi nước, thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

9. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được thần túc, tối thiểu là khoảng một niệm qua đến trăm ngàn ức na do tha nước Phật thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

10. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi nếu sanh lòng tưởng nghĩ tham chấp thân thể thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

11. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn ở nước tôi, chẳng an trụ định tụ quyết đến diệt độ thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

12. Giả sử khi tôi thành Phật, quang minh có hạn lượng, tối thiểu chẳng chiếu đến trăm ngàn ức na do tha cõi nước chư Phật thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
13. Giả sử khi tôi thành Phật, thọ mạng có hạn lượng, tối thiểu là trăm ngàn ức na do tha kiếp thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

14. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng Thanh Văn trong nước tôi mà có người tính đếm được, nhẫn đến chúng sanh trong cõi Ðại Thiên đều thành bực Duyên Giác cùng nhau chung tính đếm suốt trăm nghìn kiếp mà biết được số lượng ấy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

15. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi thọ mạng không ai hạn lượng được, trừ họ có bổn nguyện dài ngắn tự tại. Nếu chẳng như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

16. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi mà còn nghe danh từ bất thiện thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

17. Giả sử khi tôi thành Phật, mười phương vô lượng chư Phật chẳng đều ngợi khen xưng tụng danh hiệu của tôi thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
18. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương chí tâm tin ưa muốn sanh về nước tôi nhẫn đến mười niệm, nếu không được sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
19. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương phát Bồ đề tâm, tu các công đức chí tâm phát nguyện muốn sanh về nước tôi. Lúc họ mạng chung, tôi và đại chúng vây quanh hiện ra trước mặt họ. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

20. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương nghe danh hiệu của tôi, chuyên nhớ nước tôi, trồng những cội công đức, chí tâm hồi hướng muốn sanh về nước tôi mà chẳng được toại nguyện thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
21. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng đều đầy đủ ba mươi hai tướng đại nhơn thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

22. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở cõi nước khác sanh về nước tôi rốt ráo tất cả đến bực nhứt sanh bổ xứ. Trừ người có bổn nguyện tự tại hóa độ, vì chúng sanh mà mặc giáp hoằng thệ chứa công đức độ tất cả, đi qua các nước Phật tu hạnh Bồ Tát, cúng dường chư Phật mười phương, khai hóa hằng sa vô lượng chúng sanh khiến họ đứng nơi đạo chánh chơn vô thượng, vượt hơn công hạnh của hạng tầm thường, hiện tiền tu công đức Phổ Hiền. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

23. Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi thừa thần lực Phật đi cúng dường chư Phật, khoảng bữa ăn nếu không đến khắp vô số vô lượng ức na do tha cõi nước thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

24. Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi ở trước chư Phật hiện công đức mình, nếu những thứ dùng để cúng dường không có đủ theo ý muốn thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

25. Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi chẳng thể diễn nói nhứt thiết trí thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

26. Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi chẳng được thân Kim Cương Na la diên thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

27. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn và tất cả vạn vật trong nước tôi trang nghiêm thanh tịnh sáng rỡ hình sắc đặc biệt lạ lùng vi tột diệu không ai lường biết được, dầu là có thiên nhãn mà biện biệt được danh số ấy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

28. Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi, nhẫn đến người công đức ít nhứt mà chẳng thấy biết đạo tràng thọ màu sáng vô lượng cao bốn trăm muôn dặm thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

29. Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi nếu đọc tụng thọ trì diễn thuyết kinh pháp mà chẳng được trí huệ biện tài thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
30. Giả sử khi tôi thành Phật, trí huệ biện tài của Bồ tát trong nước tôi mà có hạn lượng thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

31. Giả sử khi tôi thành Phật, nước tôi thanh tịnh soi thấy tất cả vô lượng vô số bất khả tư nghị thế giới chư Phật mười phương, như gương sáng soi hiện hình gương mặt, nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

32. Giả sử khi tôi thành Phật, từ mặt đất lên đến hư không, những cung điện, lâu đài, ao nước, cây hoa, tất cả vạn vật trong nước tôi đều dùng vô lượng châu báu, trăm ngàn thứ hương hiệp lại làm thành xinh đẹp kỳ lạ hơn hàng thiên nhơn. Hương ấy xông khắp vô lượng thế giới mười phương. Bồ Tát nghe mùi hương ấy đều tu hạnh Phật. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
33. Giả sử khi tôi thành Phật, những loài chúng sanh của vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương, được quang minh tôi chiếu đến thân, thân họ nhu nhuyến hơn hẳn hàng thiên nhơn. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
34. Giả sử khi tôi thành Phật, những loài chúng sanh của vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi mà chẳng được Bồ Tát vô sanh pháp nhẫn các thâm tổng trì thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

35. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng nữ nhơn của vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi vui mừng tin ưa phát tâm Bồ đề nhàm ghét thân người nữ, nếu sau khi chết mà họ còn sanh thân người nữ lại thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

36. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát trong vô lượng bất tư nghì thế giới mười phương thế giới nghe danh hiệu tôi sau khi thọ chung thường tu phạm hạnh đến thành Phật đạo. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
37. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn trong vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi rồi năm vóc gieo xuống đất cúi đầu vái lạy vui mừng tin ưa tu hạnh Bồ Tát thì được chư Thiên và người đời đều kính trọng. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

38. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi muốn được y phục liền tùy nguyện hiện đến, y phục đẹp đúng pháp như Phật khen ngợi tự nhiên mặc trên thân. Nếu còn phải may cắt nhuộm giặt thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
39. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi hưởng thọ khoái lạc chẳng như bực lậu tận Tỳ Kheo thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

40. Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát nước tôi tùy ý muốn thấy vô lượng nước Phật trang nghiêm thanh tịnh mười phương thì liền được toại nguyện, đều được soi thấy ở trong những cây báu, như thấy mặt mình hiện rõ trong gương sáng. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

41. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi, từ đó đến lúc thành Phật nếu các căn thân còn thiếu xấu chẳng được đầy đủ thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

42. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi thảy đều chứng được thanh tịnh giải thoát tam muội, khoảng một lúc phát ý, cúng dường vô lượng bất khả tư nghị chư Phật Thế Tôn, mà không mất tâm chánh định. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

43. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi, sau lúc thọ chung sanh nhà tôn quý. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

44. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi vui mừng hớn hở tu hạnh Bồ Tát đầy đủ cội công đức. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

45. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi thảy đều chứng được phổ đẳng tam muội, an trụ trong tam muội nầy đến lúc thành Phật thường thấy vô lượng bất khả tư nghị tất cả chư Phật. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

46. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở trong nước tôi tùy chí nguyện của mỗi người muốn được nghe pháp liền tự nhiên được nghe. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

47. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi mà chẳng liền được đến bực bất thối chuyển thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
48. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi mà chẳng liền được đệ nhứt nhẫn, đệ nhị nhẫn và đệ tam pháp nhẫn, nơi các Phật pháp chẳng liền được bực bất thối chuyển thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

MƯỜI CÔNG ĐỨC NIỆM DANH HIỆU PHẬT

MƯỜI CÔNG ĐỨC NIỆM DANH HIỆU PHẬT Trong kinh viết: “Người nào chí tâm niệm Phật, được mười món công đức như sau: 1.- Thường được chư Phật ngày đêm hộ niệm, Đức A-Di-Đà phóng quang nhiếp thọ. 2.- Thường được các vị Đại Bồ Tát như Đức Quán Thế Âm thủ hộ. 3.- Ngày đêm thường được chư Thiên cùng Đại lực Thần tướng ẩn hình ủng hộ. 4.- Tất cả Dạ-xoa, ác quỉ, rắn độc, thuốc độc đều không thể làm hại. 5.- Không bị những tai nạn: nước, lửa, đao, tên, gông, xiềng, lao ngục, giặc cướp, oan gia, cùng các thứ chết dữ. 6.- Những tội đã làm thảy đều tiêu diệt, những kẻ chết oan vì mình đều được giải thoát, không còn kết oán rằng buộc. 7.- Ban đêm nằm ngủ thường thấy điềm lành, hoặc thấy sắc thân thắng diệu của Phật A-Di-Đà. 8.- Tâm thường vui vẻ, sắc thường tươi nhuận, khí lực đầy đủ, việc làm có kết quả tốt đẹp lợi ích. 9.- Mọi người trông thấy đều vui mừng, cung kính hoặc lễ bái cũng như kính Phật. 10.- Khi mạng chung tâm không sợ hãi, chánh niệm hiện ra, được Tây phương Tam-Thánh tiếp dẫn sanh về Tịnh-Độ hưởng sự an vui không cùng!”

Công đức trì tụng chú Đại bi

Chú Đại Bi là bài chú nổi tiếng thuộc Pháp môn Mật tông. Theo Pháp môn này, những câu chú là tên của các vị Bồ tát, các vị Kim Cương, các vị Thần, các vị Hộ Pháp. Vì thế nhiều người cho rằng khi tụng chú Đại Bi, sẽ được chư Thiên, thiện thần gia hộ. Vậy quan điểm này có thực sự đúng? Và tụng như thế nào để thực sự mang lại lợi ích cho chính mình và cho mọi người?
Không phải ai trì chú Đại Bi cũng tăng trưởng công đức, cũng được chư Thiên, Thiện Thần đi theo bảo hộ. Mỗi người trì tụng chú đại bi đều có phước đức, nhưng mức độ phước đức mỗi người khác nhau, đều có được một hoặc nhiều trong những công đức liệt kê sau đây: 
 Nếu chúng sanh nào, trong một ngày đêm tụng năm biến chú, sẽ diệt trừ được tội nặng trong trăm ngàn muôn ức kiếp sanh tử.
 Nếu chúng sanh nào xâm tổn tài vật, thức ăn uống của thường trụ sẽ mang tội rất nặng, do nghiệp ác ngăn che, giả sử ngàn đức Phật ra đời cũng không được sám hối, dù có sám hối cũng không trừ diệt.
 Nếu đã phạm tội ấy, cần phải đối 10 phương đạo sư sám hối, mới có thể tiêu trừ. Nay do tụng trì chú Đại Bi liền được trừ diệt. Tại sao thế? Bởi khi tụng chú Đại Bi tâm đà ra ni, 10 phương đạo sư đều đến vì làm chứng minh, nên tất cả tội chướng thảy đều tiêu diệt. 
Chúng sanh nào tụng chú này, tất cả tội thập ác ngũ nghịch, báng pháp, phá người, phá giới, phạm trai, hủy hoại chùa tháp, trộm của tăng kỳ, làm nhơ phạm hạnh, bao nhiêu tội ác nghiệp nặng như thế đều được tiêu hết, duy trừ một việc: kẻ tụng đối với chú còn sanh lòng nghi. 
Nếu có sanh tâm ấy, thì tội nhỏ nghiệp nhẹ cũng không được tiêu, huống chi tội nặng? Hàng trời, người nào thường thọ trì tâm chú này như tắm gội trong sông, hồ, biển cả, nếu những chúng sanh ở trong đó được nước tắm gội của người này dính vào thân thì bao nhiêu nghiệp nặng tội ác thảy đều tiêu diệt, liền được siêu sinh về tha phương Tịnh Độ, hóa sanh nơi hoa sen, không còn thọ thân thai, noãn, thấp nữa. Các chúng sanh ấy chỉ nhờ chút ảnh hưởng mà còn được như thế, huống chi là chính người trì tụng? Và, như người tụng chú đi nơi đường, có ngọn gió thổi qua mình, nếu những chúng sanh ở sau được ngọn gió của kẻ ấy lướt qua y phục thì tất cả nghiệp ác, chướng nặng thảy đều tiêu diệt, không còn đọa vào tam đồ, thường sanh ở trước chư Phật, cho nên, phải biết quả báo phước đức của người trì tụng chú thật không thể nghĩ bàn! 
 Lại nữa, người trì tụng đà ra ni này, khi thốt ra lời nói chi, hoặc thiện hoặc ác, tất cả thiên ma ngoại đạo, thiên, long, quỷ thần đều nghe thành tiếng pháp âm thanh tịnh, đối với người ấy khởi lòng cung kính, tôn trọng như Phật. 
 Người nào trì tụng đà ra ni này nên biết người ấy chính là tạng Phật thân, vì 99 ức hằng hà sa chư Phật đều yêu quý. Nên biết người ấy chính là tạng quang minh, vì ánh sáng của tất cả Như Lai đều chiếu đến nơi mình. Nên biết người ấy chính là tạng từ bi, vì thường dùng đà ra ni cứu độ chúng sanh. Nên biết người ấy chính là tạng diệu pháp, vì nhiếp hết tất cả các môn các môn đà ra ni. Nên biết người ấy chính là tạng thiền định vì trăm ngàn tam muội thảy đều hiện tiền. Nên biết người ấy chính là tạng hư không, vì hằng dùng không huệ quán sát chúng sanh. Nên biết người ấy chính là tạng vô úy vì thiên, long, thiện thần thường theo hộ trì. Nên biết người ấy chính là tạng diệu ngữ vì tiếng đà ra ni trong miệng tuôn ra bất tuyệt. Nên biết người ấy chính là tạng thường trụ vì tam tai, ác kiếp không thể làm hại. Nên biết người ấy chính là tạng giải thoát vì thiên ma ngoại đạo không thể bức hại. Nên biết người ấy chính là tạng dược vương vì thường dùng đà ra ni trị bịnh chúng sanh. Nên biết người ấy chính là tạng thần thông vì được tự tại dạo chơi nơi 10 phương cõi Phật.
 Công đức người ấy khen ngợi không thể cùng! 
 Đây là nội dung chú Đại bi: 
 Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni 
 1. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da
 2. Nam mô a rị da 
 3. Bà lô yết đế thước bát ra da 
 4. Bồ Đề tát đỏa bà da 
 5. Ma ha tát đỏa bà da 
 6. Ma ha ca lô ni ca da 
 7. Án 
 8. Tát bàn ra phạt duệ 
 9. Số đát na đát tỏa 
 10.Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da
 11.Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà 
12.Nam mô na ra cẩn trì 
13.Hê rị, ma ha bàn đa sa mế 
 14.Tát bà a tha đậu du bằng 
 15.A thệ dựng 
 16.Tát bà tát đa (Na ma bà tát đa) 
 17.Na ma bà dà 
 18.Ma phạt đạt đậu đát điệt tha 
 19.Án. A bà lô hê 
 20.Lô ca đế 
 21.Ca ra đế 
 22.Di hê rị 
 23.Ma ha bồ đề tát đỏa 
 24.Tát bà tát bà 
 25.Ma ra ma ra 
 26.Ma hê ma hê rị đà dựng 
 27.Cu lô cu lô yết mông 
 28.Độ lô đồ lô phạt xà da đế 
 29.Ma ha phạt xà da đế 
 30.Đà ra đà ra 
 31.Địa rị ni 
 32.Thất Phật ra da 
 33.Giá ra giá ra 
 34.Mạ mạ phạt ma ra 
 35.Mục đế lệ
 36.Y hê di hê 
 37.Thất na thất na a 
 38 Ra sâm Phật ra xá lợi 
 39.Phạt sa phạt sâm 
 40.Phật ra xá da 
 41.Hô lô hô lô ma ra 
 42.Hô lô hô lô hê rị 
 43.Ta ra ta ra 
 44.Tất rị tất rị 
 45.Tô rô tô rô 
 46.Bồ Đề dạ Bồ Đề dạ 
 47.Bồ đà dạ bồ đà dạ 
 48.Di đế rị dạ 
 49.Na ra cẩn trì 
 50.Địa rị sắc ni na 
 51.Bà dạ ma na 
 52.Ta bà ha 
 53.Tất đà dạ 
 54.Ta bà ha 
 55.Ma ha tất đà dạ 
 56.Ta bà ha 
 57.Tất đà dũ nghệ 
 58.Thất bàn ra dạ 
 59.Ta bà ha 
 60.Na ra cẩn trì 
 61.Ta bà ha 
 62.Ma ra na ra 
 63.Ta bà ha 
 64.Tất ra tăng a mục khê da 
 65.Ta bà ha 
 66.Ta bà ma ha a tất đà dạ 
 67.Ta bà ha 
 68.Giả kiết ra a tất đà dạ 
 69.Ta bà ha 
 70.Ba đà ma kiết tất đà dạ 
 71.Ta bà ha 
 72.Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ 
 73.Ta bà ha 
 74.Ma bà rị thắng yết ra dạ 
 75.Ta bà ha 
 76.Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da 
 77.Nam mô a rị da
 78.Bà lô kiết đế 
 79.Thước bàn ra dạ 
 80.Ta bà ha 
 81.Án. Tất điện đô 
 82.Mạn đà ra 
 83.Bạt đà gia 
 84.Ta bà ha. 
 ***Nam Mô Quan Thê Âm Bô Tát***
 Tên của bài kinh này là Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni cua Phật Quán Thế Âm. Gọi tắt là Chú Đai Bi. Chú Đại Bi có thảy là 84 câu, 415 chữ. Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà La Ni Kinh Hán dịch: Ðường, Tây Thiên Trúc, Sa Môn Già Phạm Ðạt Ma Thiển giảng: Vạn Phật Thánh Thành, Hòa Thượng Tuyên Hóa. Tựa của Kinh là "Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà-La-Ni Kinh." 
Trong phần giải thích tựa kinh (Tổng thích danh đề), lần trước đã giải thích "Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm" nay giải thích phần còn lại của tựa kinh, tức là "Bồ Tát Vô Ngại Ðại Tâm Ðà La Ni Kinh." Bồ Ðề Hải Ngài lại bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Nếu các hàng trời, người tụng trì Đại Bi Tâm Chú, thì sẽ được mười lăm loại thiện sanh và không phải chịu mười lăm loại ác tử.” Lược Giảng: Ngài—Quán Thế Âm Bồ-tát—lại bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Nếu các hàng trời, người tụng trì Đại Bi Tâm Chú, thì sẽ được mười lăm loại thiện sanh.” “Thiện sanh” tức là sự sinh sống tốt lành. Nếu loài người ở nhân gian hoặc chư thiên ở cõi trời có thể học thuộc và siêng năng thọ trì Kinh Đại Bi Tâm Đà-La-Ni cùng Chú Đại Bi, thì họ sẽ được mười lăm việc tốt lành; “và không phải chịu mười lăm loại ác tử.” “Ác tử” là những cái chết tức tưởi do rủi ro, bất trắc. Nếu quý vị thành tâm trì tụng Chú Đại Bi thì sẽ tránh được mười lăm loại “ác tử.” “Các loại ác tử đó là: Một là không bị chết vì đói khát, khốn khổ; Hai là không bị chết vì gông, tù, đòn roi; Ba là không bị chết vì oan gia thù nghịch; Bốn là không bị chết vì chiến trận tương tàn; Năm là không bị chết vì cọp, sói, ác thú tàn hại; Sáu là không bị chết vì trúng độc rắn, rết, bò cạp; Bảy là không bị chết vì nước cuốn, lửa thiêu; Tám là không bị chết vì trúng phải độc dược; Chín là không bị chết vì cổ độc tác hại; Mười là không bị chết vì điên loạn, mất trí; Mười một là không bị chết vì núi lở, cây ngã, vách đá sụp; Mười hai là không bị chết vì kẻ ác thư ếm; Mười ba là không bị chết vì tà thần, ác quỷ thừa cơ làm hại; Mười bốn là không bị chết vì ác bệnh triền thân; Mười lăm là không bị chết vì tự sát, tự tử.” Trên đây là những câu trong kinh điển, ngoài ra trong kinh còn đề cập đến nhiều điều linh ứng khác khi thành tâm tụng kinh này. Trong truyền thuyết cũng có kể đến nhiều vị tu thiền và tụng kinh này đắc được thần thông, và nhiều điều kỳ diệu khác. Thật ra sự linh ứng tùy thuộc vào sự tin tưởng và thành tâm. Nếu có dịp, các bạn nên đọc cuốn "Đời thay đổi khi ta thay đổi" của một tác giả ngoại quốc. Tinh thần của con người có những sức mạnh đặc biệt, khi tập trung tinh thần cao độ hoặc khi có lòng tin mạnh mẽ, nhiều điều kỳ diệu có thể xảy ra. Đó là sức mạnh tâm linh. Không có một pháp sư, nhà thôi miên, nhà cảm xạ học ... nào mà lại không có sự tập trung tư tưởng cao độ, chính vì thế nên họ có sức mạnh tâm linh. Chú Ðại Bi này ở trong kinh "Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Ðại Viên Mãn Ðại Bi Tâm Ðà La Ni". Hồi đời quá khứ vô lượng ức kiếp, có đức Phật Thiện Quang Vương Tịnh Trụ ra đời, vì ngài Quán Thế Âm mà nói ra chú đại bi này. Lúc đó, Ngài mới trụ bực sơ địa, mà sau khi nghe chú này rồi, thì siêu chứng lên bực Bát địa liền. 
 Ngài thấy cái hiệu nghiệm như vậy, thì phát lời đại nguyện rằng: "Nếu qua đời vị lai có thể đem chú này ra mà làm lợi ích cho chúng sanh, thì cho thân Ngài sanh ra ngàn cái tay và ngàn con mắt v.v. 
Ngài nguyện vừa rồi thì quả nhiên tay mắt đều cụ túc tất cả, và chư Phật lại phóng quang soi đến thân Ngài và soi khắp vô biên thế giới . 
 Khi ấy Ngài lại phát nguyện nữa rằng: Nếu người nào trì tụng chú này mỗi đêm 5 biến, thì đặng tiêu hết những tội nặng sanh tử trong trăm ngàn vạn ức kiếp, đến lúc mạng chung thì có thập phương chư Phật hiện thân tiếp dẫn về cõi Tịnh độ. Bằng như người nào trì tụng chú này mà sau còn đọa vào ba đường ác đạo và chẳng đặng sanh về cõi Phật, hay là chẳng đặng những pháp tam muội, biện tài và chỗ sở cầu không toại chí, nếu có mấy sự ấy, thì chú này không được xưng là "Ðại bi tâm đà la ni". Chỉ trừ những người tâm không thiện, chí không thành và lòng hay nghi, thì không thấy hiệu nghiệm được liền mà thôi./.

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

Ý NGHĨA CỦA GIÁC NGỘ

Ý NGHĨA CỦA GIÁC NGỘ

Tôi là một phật tử, điều mà tôi thấy là sự hiểu biết của mình về giáo pháp của Phật còn hạn chế. Càng tìm hiểu thì tôi càng thấy hiểu biết mình nhỏ bé. Tôi muốn ghi lại đây về sự giác ngộ. Sự giác ngộ cũng phải có duyên mới giác ngộ, chứ không phải cứ nói tôi đã giác ngộ là giác ngộ được ngay. Tùy duyên của mình mà giác ngộ ở mức độ nào. Nhưng cơ bản có 8 điều giác ngộ sau đây:
1.Điều giác ngộ thứ nhất: Thường thấy thân tâm của mình và sự vật bên ngoài là vô thường không bền chắc không có thật ngã. Phải biết tâm là gốc sanh ra tội ác, chớ mê chấp tâm là thật, là ta. Biết vọng tưởng không thật nên không mê chấp chạy theo nó. Lại cũng biết thân này là rừng tội lỗi, nên không chấp thân là thật, là ta. Thường quán xét như thế để xa lìa khổ luân hồi sanh tử.
2.Điều giác ngộ thứ hai: Nên biết tham cầu nhiều thì khổ đau cũng lắm. Gốc của luân hồi sanh tử là do tham đắùm ngũ dục thế gian. Vì vậy mà phải bớt tham muốn. Khi tâm bớt tham cầu ngũ dục thì sẽ được an ổn vui vẻ.
3.Điều giác ngộ thứ ba: Nên biết người nào dục vọng càng nhiều thì tội ác càng lớn. Do đó mà phải dứt tâm ham muốn, không tham cầu ngũ dục. Lúc nào cũng ít muốn biết đủ, an phận nghèo để gìn giữ đạo đức, phát huy trí tuệ, lấy trí tuệ làm sự nghiệp, không để tâm đuổi bắt danh lợi thế gian.
4.Điều giác ngộ thứ tư: Người lười biếng giải đãi không đoạn trừ nghiệp ác, tu hạnh lành, thì bị trụy lạc trầm luân. Vì vậy mà phải tinh tấn tu hành, để phá trừ vô minh phiền não, hàng phục các thứ ma chướng, ra khỏi ngục tù ngũ ấm và tam giới.
5.Điều giác ngộ thứ năm: Phải biết gốc của luân hồi sanh tử là ngu si. Vì vậy phải học rộng nghe nhiều về Phật pháp, nhờ thế mà trí tuệ tăng trưởng sâu rộng, có đủ khả năng, đủ biện tài để giáo hóa chúng sanh.
6.Điều giác ngộ thứ sáu: Nên biết người nghèo khổ nhiều hay sanh oán hận, thường kết nhiều duyên ác, vì vậy không tránh khỏi quả báo khổ đau. Nên người tu phát tâm thương xót họ, thứ tha cho những lầm lỗi hờn oán không duyên cớ của họ. Lại còn đem tâm bình đẳng bố thí giúp đỡ họ, không nhớù lỗi lầm ngày trước mà ghét bỏ họ. Biết và làm được như vậy, mới là người thực hành đúng theo hạnh bố thí của Phật và Bồ-tát.
7.Điều giác ngộ thứ bảy: Biết rõ ngũ dục là tội lỗi là tai họa. Tuy hiện đời là người thế tục mà biết tránh, không đắm mê theo ngũ dục, luôn nuôi chí nguyện xuất gia, muốn gìn giữ giới hạnh nghiêm minh thanh tịnh, sống đời siêu thoát. Tự làm lợi ích cho mình để rồi khởi lòng từ cứu độ tất cả chúng sanh.
8.Điều giác ngộ thứ tám: Phải biết luân hồi sanh tử liên tục là khổ đau vô cùng vô tận. Nên phát tâm từ bi rộng lớn, nguyện thay chúng sanh chịu khổ và giúp cho tất cả được đến chỗ cứu cánh an lạc là Niết-bàn giải thoát.
Đó là tám điều giác ngộ, mà chư Phật, Bồ-tát đã làm và những người tu Phật chân chánh đang làm. Ai là người muốn học Phật, tu theo Phật thì phải làm những điều này không thể bỏ qua được. Tại sao? Vì học Phật là học giác ngộ. Phàm nói đến học Phật là nói đến đạo lý giác ngộ của Phật và Bồ-tát đã tu đã giác. Chớ không phải học thuộc lòng kinh nhiều, hay tụng kinh giỏi mà không tu không giác, rồi cho rằng mình học Phật. Nhớ là không phải như vậy! Giác ngộ những gì? Giác ngộ từng phần như trước đã kể. Thấy rõ thân người và cảnh vật là vô thường, thấy rõ tham dục nhiều thì khổ đau nhiều. Thấy rõ như vậy là mình đã có mầm giác ngộ, kế đó nhờ trợ duyên thầy sáng bạn tốt, làm thiện hữu tri thức để tiến đến chỗ giác ngộ viên mãn.
Nói rộng ra để quí vị dễ hiểu dễ nhớ, không lầm. Trong kinh này Phật chỉ nói một chiều, chê thân tâm là vô thường, vô ngã, khổ đau, gốc tội lỗi. Nhưng, ở chỗ khác Phật lại nói có thân này là do tích chứa nhiều phước đức mà được. Thế nên làm người phải luôn tự vấn:"Được thân này, sống để làm gì?". Có người đã tự vấn mình, nhưng không giải đáp được. Lại cũng có người không biết mình có thân này, sống để làm gì? Phật dạy được thân người là khó, thế nên phải biết lợi dụng thân này để tiến tu cho được giác ngộ giải thoát, sau dẫn dắt chúng sanh từ chỗ mê mờ đến chỗ giác ngộ, từ chỗ tội lỗi đến chỗ an vui.
Phật thí dụ người đi biển bị chìm thuyền, không có phao nổi, sóng dồi gió dập, trồi lên hụp xuống mệt lả, bỗng vớ được khúc gỗ mục đang nổi trên mặt biển. Khi ôm khúc gỗ mục, người ấy biết nó là gỗ mục đang trôi nổi, rồi sẽ hư hoại không lâu. Song, người ấy biết rằng mình đang cần nương nó, để lội vào bờ, khỏi bị chết chìm. Khúc gỗ mục ấy, lúc bấy giờ đối với người sắp chết đuối thật là hữu ích, vì nhờ nó mà khỏi chết chìm. Như vậy, mục đích của người dùng khúc gỗ mục không phải để khoe khoang, không phải để tô điểm sơn phết cho đẹp, không phải để quí trọng như một bảo vật, mà khúc gỗ là vật hữu dụng, đang cần để đưa người vào bờ.
Cũng vậy, mọi người cần phải thấy đúng ý nghĩa về thân này. Biết thân này là vô thường tạm bợ không chấp chặt nó, không quí thân này hơn thân khác. Không vì nó mà tạo nghiệp ác, cũng không vì thấy nó vô thường tạm bợ mà bi quan than thở, ngồi chờ chết. Biết thân này vô thường tạm bợ, phải cấp thiết lợi dụng thân này làm tất cả mọi việc hữu ích. Lo tu hành để mình được giác ngộ giải thoát mọi khổ đau và giúp người cũng được giác ngộ giải thoát khổ đau hoàn toàn.
Người sống được như vậy là người giác ngộ, biết đúng ý nghĩa về thân này và có thái độ sống hợp đạo. Đó là điều căn bản của người tu theo đạo Phật.
Mong những dòng này giúp bạn hiểu thế nào là giác ngộ. Rồi một ngày tự bản thân của mỗi người sẽ giác ngộ lúc nào mà không biết. Chúc bạn sớm  được giác ngộ giải thoát khổ đau hoàn toàn.