Thứ Ba, 12 tháng 3, 2019

Tìm hiểu Tượng Văn Thù – Phổ Hiền Bồ Tát

Văn Thù Bồ Tát & Phổ Hiền Bồ Tát

Kết quả hình ảnh cho Tượng Phổ hiền bồ tátĐây là hai vị Bồ Tát được nhắc nhiều trong kinh Hoa Nghiêm. Văn Thù và Phổ Hiền là hai vị Bồ Tát đứng bên cạnh Tỳ Lô Giá Na Phật ở Thế giới Hoa Tạng. Ở trong Kinh Hoa Nghiên nói, sau khi nghe Phật Thích Ca thuyết pháp, hai vị Đại Bồ Tát này đã phát nguyện vãng sanh và khuyên các Bồ Tát ở Thế giới Hoa Tạng vãng sanh về Thế Giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà.Ở trong Phật Pháp, danh hiệu mỗi vị Bồ Tát đều là biểu pháp giáo dục. Chúng ta đã thấy hai vị Bồ Tát ở hai bên Đức Phật A Di Đà là Quan Thế Âm Bồ Tát là đại biểu cho Từ Bi, Đại Thế Chí Bồ Tát là Đại Hùng, Đại Dũng, Đại Lực; còn ở đây, Phổ Hiền Bồ Tát là đại biểu cho Đại Hạnh và Văn Thù Bồ Tát là đại biểu cho Đại Trí. Mỗi Ngài đều có một biểu pháp để giáo dục chúng sanh.

Kết quả hình ảnh cho Tượng Phổ hiền bồ tát






Phổ Hiền Bồ Tát

Kết quả hình ảnh cho Tượng Phổ hiền bồ tát

Phổ Hiền Bồ Tát, trong tiếng Phạn là Samantabhadra (Tam Mạn Đà Bạt Đà La), Dịch nghĩa sang Hán Việt là Phổ Hiền, trong đó Phổ có nghĩa là biến khắp, rộng khắp, Hiền có nghĩa là Đẳng Giác Bồ Tát. Danh hiệu của Ngài tượng trưng có năng lực của Ngài, là một vị Đẳng giác Bồ Tát có khả năng hiện thân khắp hư không pháp giới, ứng vật hiện hình, tuỳ theo sở cầu của chúng sanh mà hiện thân giáo hoá.Tượng Phổ Hiền Bồ Tát có thể được nhận biết dễ dàng thông qua các đặc điểm: Ngài cưới trên voi trắng sáu ngà. Voi trắng cũng là biểu pháp của nhà Phật. Voi Trắng thể hiện cho trí tuệ là sức mạnh vượt qua mọi chướng ngại. Sáu ngà của voi tượng trưng cho Lục độ của Bồ Tát, bao gồm Bố thí, trì giới, tinh thấn, nhẫn nhục, thiền định và Trí tuệ. Hình tượng Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi voi trắng sáu ngà cho chúng ta biết Bồ Tát luôn lái chiếc thuyền từ Lục độ để cứu vớt chúng sanh đau khổ luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác mà không biết mệt mỏi.Ngoài ra, hình tượng Ngài Phổ Hiền Bồ Tát thường đi kèm với pháp khí (tuỳ khí) là viên bảo châu và bông hoa sen, hoặc trên đóa sen là viên bảo châu.Hiểu rõ về hình tượng của Phổ Hiền Bồ Tát, chúng ta cũng cố gắng sống một cuộc sống học theo hạnh nguyện của Ngài, sử dụng Lục độ để cứu giúp chúng sinh khổ nạn.


Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Kết quả hình ảnh cho Tượng Phổ hiền bồ tátVăn Thù Sư Lợi, là phiên âm trong tiếng Phạn (mañjuśrī), và thường được gọi ngắn gọn là Văn Thù. Danh hiệu của Ngài khi dịch sang Hán Việt có nghĩa là Diệu Đức, Diệu Cát Tường, đôi khi cũng gọi Ngài là Diệu Âm.Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là vị Bồ Tát tượng trưng cho Trí Tuệ, Ngài Thường được gọi kèm với danh xưng Đại Trí. Văn Thù Bồ Tát đôi khi cũng thay mặt Đức Thế Tôn thuyết giảng Chánh pháp, cũng có lúc Ngài lại đóng vai trò như một người vì chúng sanh mà giới thiệu một thời pháp quan trọng của Thế Tôn.Tượng Văn Thù Bồ Tát có thể dễ dàng nhận biết thông qua một số đặc điểm quan trọng. Một trong những điểm dễ nhìn thấy nhất là trên tay của Ngài cầm một cây kiếm (lưỡi gươm) đang bốc lửa giơ lên cao. Kiếm này là tượng trưng cho kiếm trí huệ, có thể dùng để chặt đứt vô minh, chặt đứt phiền não, chặt đứt những lưới dây ràng buộc con người trong vòng sinh tử khổ đau luân hồi, dẫn dắt chúng sinh đến bến bờ của giác ngộ và giải thoát. Cánh tay phải của Ngài thường cầm cuốn Bát Nhã Tâm Kinh, là biểu trưng cho tỉnh thức, cho giác ngộ. Cũng có khi ta thấy tay của Ngài cầm đoá sen, là tượng trưng cho trong nhiễm ô nhưng không khởi tham ái, như hoa sen trong bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.Văn Thù Bồ Tát thường được miêu tả là ngồi trên Sư Tử xanh, hình ảnh sư tử xanh là biểu pháp cho oai lực của trí huệ. Dùng hình tượng sư tử vì đây là loại thú trong rừng xanh luôn có sức mạnh và oai lực vượt trội các loài khác, dùng để thể hiện cho trí tuệ có oai lực rộng lớn, có thể chiến thắng phiền não ám.

Thờ Tượng Văn Thù – Phổ Hiền Bồ Tát


 

Kết quả hình ảnh cho Tượng Phổ hiền bồ tát Khi thờ phụng, tượng Phổ Hiền Bồ Tát và tượng Văn Thù Bồ Tát thường được để chung với nhau, để ở hai bên, tượng trưng cho một bên là Đại Hạnh, một bên là Đại Trí, là hai chân có thể giúp chúng ta đứng vững trên con đường tu hành và chánh đạo. Khi thờ tượng Văn Thù Phổ Hiền, là chúng ta muốn nói lên rằng chúng ta phải phát được nguyện lớn, phải có hạnh lớn và trí tuệ dõng mãnh để chặt đứt đi Tự tư tự lợi, danh văn lợi dưỡng, Ngũ dục lục trần, tham sân si mạn, để đạt đến bến bờ giải thoát.Ý nghĩa thờ tượng Văn Thù Phổ Hiền là như vậy, không phải là chúng ta thờ để cầu xin các Ngài bảo hộ che chở. Muốn được bảo hộ che chở thì phải có cảm ứng, muốn có cảm ứng thì phải chân thành, muốn chân thành thì phải thật làm. Nếu chúng ta thật sự làm theo những lời dạy của Đức Thế Tôn thì chắc chắn luôn được các Ngài bảo hộ và che chở.


Ý nghĩa của Tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát bằng đồng, đồ thờ cúng bằng đồng

Từ cổ chí kim, đồng là vật liệu rất phổ biến dùng để chế tác ra các tuyệt phẩm trong tâm linh, đặc biệt là Đồ thờ bằng đồng và Tượng Vă Thù Phổ Hiền đồng. Các sản phẩm được làm từ đồng có khả năng trường tồn theo thời gian và có giá trị ngày càng lớn. Đồ đồng không chỉ bền mà còn rất đẹp, nếu có bị ô xi hoá thì chỉ cần đánh bóng là lại trở lại như ban đầu. Ngoài vàng ra thì đồng là thứ kim loại quý mà ai cũng ưa chuộng.
Tượng Phật và đồ thờ được làm từ đồng luôn là những sản phẩm thu hút được mọi ánh nhìn. Có lẽ vì giá trị trường tồn của đồng mà khiến mọi người bị thu hút đến vậy. Đương nhiên, để so sánh với vàng thì đồng khó có thể so sánh được, nhưng đây cũng là một trong những nguyên liệu làm Tượng Phật Văn Thù Sư Lợi, đồ thờ mà giúp cho sản phẩm có thể còn giữ được vẻ đẹp và độ bền lên đến hàng ngàn năm.
Nếu ai đã từng xem qua các sản phẩm Tượng Phật Đài Loan hoặc đồ thời đồng Đài Loan, sẽ vô cùng kinh ngạc bởi độ tinh xảo và chất lượng của sản phẩm. Nhờ sự kế thừa theo truyền thống sản xuất đồ thờ từ ngàn xưa của nghệ nhân Trung Hoa, cộng với công nghệ tân tiến hiện đại nên các sản phẩm ngày một tốt hơn. Đặc biệt, Tượng Phật đồng hay đồ thờ đồng được phủ lên một lớp sơn Nano hay mạ vàng 24K công nghệ nano khiến cho sản phẩm càng tinh xảo và bền bỉ.
Việc sắm sửa Tượng Vă Thù Phổ Hiền bằng đồng hay đồ thờ đồng thì tuỳ theo điều kiện và nhân duyên của hành giả, không nên chỉ vì ưa thích mà phan duyên, cưỡng cầu thỉnh về các pho tượng hay đồ thờ đồng quá đắt tiền, quá sức của mình. Vì nếu như thế, áp lực về tài chính sẽ khiến cho hành giả khó đạt được nhiếp tâm hay chuyên tâm vào việc tu hành, sửa đổi lỗi lầm.
Tuy rằng người học Phật không nhất thiết cần thỉnh các pho tượng đồng hay đồ thờ đồng đắt tiền, nhưng đây lại là một phương tiện rất tốt để độ chúng sinh, tiếp dẫn người khác bước vào Phật Pháp. Vì thế, nếu có điều kiện kinh tế thì cũng rất nên thỉnh các pho tượng đồng, đồ thờ đồng về trang nghiêm đạo tràng, trang nghiêm ngôi Tam Bảo hoặc trang nghiêm gian thờ tư gia.